TÓM TẮT TIỂU SỬ

Tina

Tôi tên là Tina Nguyễn Thuỷ. Tôi sinh ra vào tháng 11 năm 1959 tại Sài Gòn. Hiện tại, tôi đang sống tại Toronto thuộc tiểu bang Ontario, Canada.

Khi còn bé, tôi sống cùng với bố mẹ và 8 anh chị tại Sài Gòn. Bố của tôi từng giữ vai trò là một sĩ quan cấp cao trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Nhưng sau khi Sài Gòn thất thủ vào tháng 4 năm 1975, ông ấy trở thành tù nhân chính trị của Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó tôi, mẹ tôi cùng các chị em khác của tôi phải may vá và sửa chữa quần áo cũ để kiếm cơm ngày qua ngày.

Chúng tôi mong muốn được đối xử như một công dân bình thường và cần được hoà nhập vào xã hội miền Nam thời kỳ hậu chiến nhưng xã hội lúc bấy giờ đã không cho phép điều đó xảy ra. Cuộc sống của chúng tôi lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn bởi vì người nhà của chúng tôi làm việc cho Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Vì vậy, gia đình của tôi đã rất nhiều lần tìm cách trốn khỏi Việt Nam với hy vọng có thể tìm một miền đất tự do. Từng người một trong gia đình tôi rời đi với biết bao đau khổ và tổn thương về tâm lý lẫn tinh thần.

Tôi đã kết hôn vào năm 20 tuổi và đã mở một cửa hàng “May vá”. Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để chăm lo cho gia đình mình lẫn gia đình chồng tôi.

Sau khi đứa con thứ hai của tôi được 1 tuổi, tôi đã 5 lần cố gắng trốn khỏi Việt Nam cùng với 2 đứa con của mình. Cõng đứa con trai trên lưng và nắm chặt tay đứa con gái 7 tuổi, tôi đã hứa với lòng phải thoát khỏi quê hương đầy tăm tối này. Một đất nước không có tương lai và hy vọng nào dành cho chúng tôi.

Và khi tôi đến Canada, tôi đã quay lại trường học tiếng Anh và Thiết kế thời trang bằng máy tính. Với sự hỗ trợ của tôi, chồng tôi đã quay lại trường học Khoa học Máy tính và những đứa nhỏ thì vào trường tiểu học.

Tôi đã trở thành Nhà thiết kế thời trang cho nhóm thiết kế của Holt Renfrew Canada, sau là Nhà thiết kế váy cưới chính tại Romona Keveza. Tôi là giám đốc nghiên cứu và kỹ thuật của đội ngũ thiết kế lẫn đội ngũ sản xuất. Những mẫu thiết kế trang phục cưới và trang phục dạ hội của công ty tôi đều tham gia vào việc tổ chức Fashion Runway Show tại New York, Paris trong tuần Lễ cưới 2 đến 3 lần mỗi năm. Hiện tại, chồng tôi đã có một công việc ổn định tại thành phố Toronto. Còn con gái tôi là luật sư làm việc cho sở cảnh sát thành phố Edmonton, Alberta và con trai tôi đang là giáo viên tại trường cấp hai ở Kitchener, Ontario.

Tôi đã nghỉ hưu ở tuổi 62 và đang tận hưởng những thú vui của mình như làm vườn, may vá và chăm sóc 2 chú chó.

Jimmy and Kelly

Trần Châu Dũng (Jimmy) và Trần Phan Khánh Ly (Kelly) là cặp vợ chồng hạnh phúc kéo dài 37 năm cùng với 2 đứa con là Lily Trần N. và Tony Trần Tuân (or Trần Tuấn)

Trần Châu Dũng (Jimmy):

  • 59 tuổi, Nhà môi giới bất động sản Royal LePage Supreme Realty
  • Trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền vào đầu tháng 5 năm 1980 khi mới 17 tuổi và may mắn đến được trại tị nạn Việt Nam đảo Pulau Bidong ở Malaysia vào ngày 11 tháng 5 năm 1980
  • Đến Halifax, Nova Scotia, Canada vào đầu tháng 9 năm 1980
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh tại Đại học York, Toronto, Ontario, Canada

Trần Phan Khánh Ly (Kelly):

  • 54 tuổi, Nhà môi giới bất động sản Royal LePage Supreme Realty
  • Trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền vào tháng 10 năm 1978 khi mới 10 tuổi và may mắn đến được Trại tị nạn Việt Nam đảo Pulau Tengah ở Malaysia sau khoảng 5-6 ngày lênh đênh trên biển
  • Đến Kitchener, Ontario, Canada ngày 31 tháng 3 năm 1979 (Là một trong 5 gia đình Thuyền nhân Việt Nam đầu tiên tại khu vực Kitchener-Waterloo)
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán tại Cao đẳng George Brown, Toronto, Ontario, Canada

Lily Trần N. (Con gái):

  • 36 tuổi, Luật sư
  • Sinh ra và lớn lên tại Toronto, Ontario, Canada
  • Đã từng học tại Đại học York và Đại học Sydney, Úc

Tony Trần Tuân (or Trần Tuấn) (Con trai):

  • 35 tuổi, Giám đốc tại Porter Airlines
  • Sinh ra và lớn lên tại Toronto, Ontario, Canada
  • Đã từng học trường Đại học Toronto (Bằng Tiến sĩ)
  • Đã kết hôn với Nguyễn Lê An (or Nguyễn Lê Ân), 35 tuổi, Luật sư, sinh ra và lớn lên tại Toronto, Ontario, Canada

Tôn Thất Hùng

Đôi dòng giới thiệu về bản thân; tôi là nhà văn (thành viên của PEN Canada từ năm 2002), người dẫn chương trình trò chuyện trên truyền hình, diễn giả trước công chúng, nhân viên cộng đồng và dịch vụ xã hội, cố vấn vấn đề cờ bạc và Tư vấn hình ảnh. Chuyên mục du lịch của tôi trên Thoi Bao Newspapers đã có từ năm 2007. Hai đĩa DVD giáo dục về Lễ phép và Cách cư xử đã được phát bản dưới tên tôi vào năm 2011. Từ năm 1996, tôi đã tổ chức hơn 600 buổi hội thảo công cộng về giáo dục tại Canada, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Philippines. Buổi phát biểu gần đây của tôi là buổi hội thảo và thuyết trình ảo cho Hội nghị Cờ bạc Quốc tế ở Auckland, New Zealand vào ngày 30 tháng 6 năm 2022. Tôi đã nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng, bao gồm Diamond Jubilee Metal từ Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, Volunteer Awards từ Ministry and Immigration Canada, 15 years Volunteer Services Award từ Ontario Ministry of Citizenship, Outstanding Young Canadian – Vietnamese Award của Thoi Bao Foundation, Volunteer Award của World Vision, Speakers Bureau Appreciation Certificate của The United Way, Train-The- Trainer Award của Toronto Public Health, Outstanding Leadership Award của Vietnamese Association of Toronto, TV Host Award của VBS Canada, v.v.. Năm 2019, tôi hùn vốn hợp tác với một người bạn mở nhà hàng chuyên về món ăn chuẩn vị Việt Nam, tên là Pho 90. Vào năm 2020, Đại dịch bất ngờ tăng nhanh trên toàn cầu và cũng ảnh hưởng tới nhà hàng chỉ mới 10 tháng tuổi của chúng tôi. Do hậu quả của Đại dịch, hơn 10.000 nhà hàng ở Canada đã phải đóng cửa và ngừng kinh doanh, tuy nhiên Pho 90 vẫn sống sót. Vì là quán còn rất mới nhưng vẫn có thể trụ lại nên đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà báo như BlogTO, Toronto Star, CBMPress, v.v.. Họ đã đến thăm và đề cập đến Pho 90 trong bài viết của họ. Năm 2021, Pho 90 đã nhận 2 Giải Kim cương do Độc giả Toronto Star bình chọn là Nhà hàng Việt Nam Tốt nhất và Giải thưởng Dịch vụ Tổng thể Tốt nhất. Pho 90 hiện là một trong những nhà hàng sầm uất ở Toronto.

Hoàng Hùng

Tôi tên là Hoàng Hùng và tôi được sinh ra ở Sài Gòn vào năm 1962. Bố mẹ của tôi có 7 người con và tôi là đứa con giữa. Sau khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, sẽ là không đúng nếu nói rằng cuộc sống của gia đình chúng tôi dưới Chế độ cộng sản ngày càng khó khăn. Trên thực tế, tình hình lúc bấy giờ đang xấu đi và trở thành một vấn đề về sự sống và cái chết.

Bố tôi đã điều hành thành công một công ty may mặc và dệt may nhập khẩu; điều này như đối chọi với Chính phủ Cộng sản mới. Gia đình chúng tôi thực chất được coi là kẻ thù của Nhà nước lúc bấy giờ. “Các khu kinh tế mới” cần được tạo ra và “phân phối lại” hoạt động kinh tế.

Nói tóm lại, gia đình chúng tôi đang ở trong tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng cả về thể chất và kinh tế. Gia đình chúng tôi sẽ phải rời khỏi Việt Nam để tự cứu mạng và bắt đầu cuộc sống ở nơi khác.

Tôi là thành viên đầu tiên trong gia đình cố gắng rời Việt Nam bằng thuyền. Bố tôi đã sắp xếp để gửi tôi ra nước ngoài trên một chiếc thuyền nhỏ bằng cách trao đổi vàng thông qua một mạng lưới ngầm. Nó được ẩn và nằm ngoài kiểm soát của Chính quyền. Chiếc thuyền dài 10 mét chỉ dành cho các lối đi nội địa và dường như không đủ khả năng đi biển. Chiếc thuyền đã bí mật rời khỏi bờ biển Việt Nam trong những ngày cuối tháng 12 năm 1979. Chuyến đi đến Malaysia mất 5 ngày và là một trải nghiệm khủng khiếp. Chúng tôi gặp phải một cơn bão đáng sợ trên biển với những con sóng cao khoảng 10 mét. Thật kỳ diệu, tôi và 38 hành khách khác đã sống sót sau cơn bão và đến bờ biển Malaysia. Cuối cùng chúng tôi đã bị đưa vào trại tị nạn Pulau Bidong trong 4 tháng.

Khoảng thời gian này, Chính phủ Canada bắt đầu tiếp nhận người tị nạn Việt Nam. Tôi là một trong số khoảng 300 người được Chính phủ Canada cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không đến Edmonton, Alberta vào ngày 18 tháng 5 năm 1980.

Trong 2 năm tiếp theo, gia đình tôi phải vượt thêm 3 chuyến thuyền riêng lẻ được quản lý và điều phối bởi bố tôi đến Malaysia và Thái Lan. Cuối cùng thì anh chị em và mẹ của chúng tôi đã trốn khỏi Việt Nam và được chấp nhận là người tị nạn vào Canada. Bố của chúng tôi vẫn ở lại Việt Nam.

Vào năm 1985, Chính phủ Canada đã dựa trên nền tảng từ bi của gia đình mà đàm phán với Chính phủ Việt Nam để đưa bố của chúng tôi đến Canada.

Sau một thời gian ngắn ở Edmonton, tôi được chuyển tới Brandon, Manitoba. Nơi tôi bước vào hệ thống giáo dục trung học và hoàn thành bằng tốt nghiệp trung học sau 2 năm vào năm 1982. Tôi không thành thạo tiếng Anh lắm nên tôi đã tập trung nhiều hơn vào khoa học và toán học. Tôi đã học tại Đại học Brandon và đã hoàn thành 2 năm học trước khi chuyển sang Đại học Manitoba. Tôi đã lấy bằng Khoa học và Nghệ thuật vào năm 1986.

Mặc dù tôi đã học ngành khoa học, nhưng niềm đam mê thực sự của tôi là nghệ thuật. Tôi chuyển đến Toronto vào năm 1986 và trở lại trường học cho chương trình nghệ thuật vào năm 1987. Tôi tốt nghiệp năm 1989 và làm việc tại một công ty nhỏ trong vài năm. Trong thời gian này, tôi đã bị dằn vặt liên tục bởi những hoàn cảnh khó khăn của nhiều người tị nạn Việt Nam. Họ đã không thể bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài Việt Nam mà thay vào đó lại bị sa lầy trong các trại giam, đặc biệt là ở Hồng Kông.

Tôi quyết định gia nhập UNHCR vào năm 1992 và làm việc với tư cách là Thông dịch viên/Trợ lý hiện trường trong các Trại giam ở Hồng Kông. Đơn xin gia nhập của tôi được thông qua và chính nó đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia một chương trình nghiên cứu người tị nạn tại Đại học York ở Toronto. Trong khoảng 3 năm làm việc cho UNHCR, tôi đã bí mật ghi lại cuộc sống tồi tệ trong các trại bằng cách chụp những bức ảnh trắng đen. Ngoài ra, tôi còn lấy được khoảng 5000 dấu vân tay của những tù nhân đã từng trở về Việt Nam thông qua một chương trình hồi hương tự nguyện. Sau đó, tôi đã tạo ra một bức tranh tường dài 4′ x 8′ bằng những dấu vân tay này.

Tôi rời UNHCR vào năm 1995 và mở cuộc triển lãm đầu tiên của mình “Waiting for a Miracle”, ghi lại tình hình người tị nạn Việt Nam ở Hồng Kông. Triển lãm của tôi đã được tổ chức bởi Câu lạc bộ Fringe Hồng Kông trong suốt một tháng. Sau cuộc triển lãm ở Hồng Kông, tôi quyết định quay trở lại Canada. Trong tháng 6 năm 1996, tôi đã mở cuộc triển lãm ảnh cá nhân về hoàn cảnh của những Thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Ottawa.

Vào năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành một quốc gia của Canada, tôi đã tổ chức một cuộc triển lãm “Vietnam, Then & Now” về lịch sử của những Thuyền nhân Việt Nam tại Phòng trưng bày Paper Mill ở Toronto.

Cuộc sống của tôi đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thảm kịch của Chiến tranh Việt Nam và tôi liên tục cảm thấy cần phải bảo vệ di sản và lịch sử của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến bi thảm này ở Canada và các nơi khác. Tôi và cộng đồng người Canada gốc Việt rất biết ơn trái tim rộng mở của người Canada nên chúng tôi đã nỗ lực cống hiến hết mình cho đất nước này. Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh rằng tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến của đạo diễn và nhà sản xuất đã thực hiện bộ phim tài liệu mới (Thuyền nhân Việt Nam) về giai đoạn rất quan trọng và không thể quên này của lịch sử Canada.